Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Race information on the South (China Sea, Vietnam is not satisfied with the silver medal)Đua thông tin về Biển Đông, VN không được hài lòng với huy chương bạc

 Vietnam can continue using the application of air when Chinese vessels access probe of Vietnam. But to be very conscious when deciding "intervention" to avoid violence and retaliation in China - Professor Carl Thayer advised.
In ancient Chinese history, the Warring States, Cao Cao defeated the mighty army of the West Food and brave general to "Cam" Super Code, with general park design indirect ly "useful" with South Toai - the fraternal twin of the late father of the Code Super. According Nghia Three Kingdoms, Cao Cao has written a separate letter to the South I, in which important words erased, leaving Ma Super South Toai doubt intending vendors, education and comment me back to fight ...
Today, the type of information to damage the damage, open face hinted, has led to internal Army West Food and opaque green, the power was weakened, leading to failure, appears to have been descendants of Cao's use in the South China Sea dispute.
Vietnam week an interview with Professor Carl Thayer of the story, as well as the progress of the multilateral approach to this dispute.
Accurate and transparent disclosure of information when
Professor is sure to track the information posted on the media in Vietnam last day, as well as meet again on some of his fellow Vietnam. It seems, of overreacting to China's cause in Vietnam, regardless of leaders, academia, media, or public opinion, can not be "patience" any longer. However, it has enough data to international public opinion actually understand what is happening in the South China Sea or not?
Vietnam's leaders seem to be in an awkward position, because the best way to resolve the South China Sea issue through diplomatic channels.
On the one hand, leaders of Vietnam understands that the Chinese Embassy would have strongly opposed when they read articles critical of China on the press in Vietnam. But, on the other hand, if the government of Vietnam does not allow communication Vietnam plays a larger role in providing information about the South China Sea, it makes all kinds of rumors and review of the foreign press will be oriented domestic public opinion.
Recent signs that the domestic press has more on the story related to the South China Sea. VietNamNet Bridge (in English) has published an interesting series of events around 5.26, clearly stating the views of scholars and former officials. For example, comments by Major General Le Van Cuong Public Security is pretty shrewd.
In my opinion, Vietnam needs to review the information and strategies to modernize this work to bring the views of Vietnam's first international public opinion. But only the press conference of the Foreign Ministry is not enough. Each link must have an accessible website and always posting updates. The image data, including video, to be distributed in time. Vietnam also needs to be timely translation of documents related to foreign languages.
PetroVietnam, for example, has distributed a brief report on the event as a Power Point 26.5. In my opinion, this report should be presented in a more professional, and should have immediately been translated into English and distributed to a large number.
Vietnam has organized two international conferences on the East Sea, and invite more foreign scholars to the presentation along with colleagues in Vietnam. The discussion is supposed to be posted soon on a website where the world can easily access. Book proceedings of the first workshop will take some years to be published. But the book of conference proceedings have not seen a second time to appear.
Moreover, the discussion of Vietnam scholars have not been translated into two languages ​​is the most important Chinese and English.
In "about this race," Vietnam is not allowed pleased with "silver", or position "runner."
Moreover, accuracy, transparency and consistency in the information disclosure is also important. For example, in the event the information at 5.26 saying that this is not the first time harassed by the Chinese oil exploration vessel. But then, there is information that this is the first time. That led to confused observers, and some people have speculated that this was why Vietnam decided to take this conversation in public, while the last is not.Photo Minh Thang.
Commenting on the peace rally to show patriotism and protest infringements continental shelf and exclusive economic zones of Vietnam Customs General ship China, such as Vietnam News Agency reported, Lt. Gen. Nguyen Chi Vinh, Deputy Minister of Defense of Vietnam, told the BBC that "people must believe that the state will have a solution, just enough to hold responsible sovereignty, both maintain the flowers and relations with China. "
As an expert on the South China Sea and Vietnam, would you comment?
Maintain unity in the country is extremely important in the strategy of dealing with Vietnam. The Government of Vietnam to explain his actions and his policies to the people. Obviously the government can not disclose confidential materials related to foreign plans. Yet the government to outline the main features of the strategy and foreign policy in general, and public opinion to know. The government officials also need to be told university students and answer their questions.
Vietnam has held internal meetings on the South China Sea, but very little information published for numerous people to know. These are very complex problem, and if the government does not clearly explain its policies to the public, there is risk of types of rumors or false information, will overflow into Vietnam.
Meanwhile, Vietnam to hold talks with senior Chinese leaders, and try to reach an agreement that both parties will not happen to curb the deliberate incidents such as ship Dawn 02 events. Vietnam can also quietly strengthened cooperation with important powers, including Japan (Coast Guard) and India, as a signal to China that their continued aggression will only accelerate the internationalization process of the South China Sea dispute.
Equivocal type of information in China
When he said "... at risk for kinds of rumors or false information, will overflow into Vietnam," which he planned to refer the report from an English newspaper of China on 4.6 the last meeting between the two countries' defense ministers of China and Vietnam on the sidelines of Sangri-La Dialogue 2011.
This newspaper wrote, "Defence Minister Phung Quang Thanh said Vietnam on Friday that the dispute with China in the South China Sea (East Sea) must be solved without the participation of a third party" .
This newspaper has also reported that former General Secretary Nong Duc Manh agreed with the bilateral approach of China in resolving disputes in the South China Sea, as reported bilateral meeting between him and Prime Minister of China Wen Jiabao on the sidelines of the ASEAN Summit 17.
Or General Nguyen Chi Vinh also had to explain the Army reported that his views were misunderstood as well as Chinese media reported that he was glad to see that China's increased military strength, while he used the term "national defense capability."
He misunderstood me. That being said, I would like indirect reference to the narrative style of the Chinese media. My concerns are equivocal such information will be journalists and other scholars cited, and we will be repeating in their article, leaving readers Vietnam or read the article writing from abroad become confused in perception.
In addition, I also want to refer to a number of blogs and networks of some of Vietnam in foreigners, who often have a habit of exaggerating, or making false claims nature.

Vietnam must hold the link in the ASEAN bloc
There are suggestions that the multilateral approach to resolving disputes in the South China Sea do not seem to keep the momentum of 2010 in Hanoi, considering the status of "stalled" the process implementation of the Declaration on Principles of Conduct on South China Sea (DOC), partly in ADMM Jakarta, as well as air Sangri-La Dialogue last.
Professors do not think so, and this explains Professor How?
Professor Carl Thayer: There are mixed signals on whether ASEAN and China have made progress in ratifying the specific direction to perform reading or not. The primary reason is because China wants this issue resolved and bilateral manner between the countries directly concerned.
When DOC was ratified in 2002, to please the Chinese way, this statement did not refer explicitly to the Spratly or Paracel Islands. In other words, the DOC's scope is rather vague. China will not allow add Paracel any statement on the South China Sea because they are occupying the islands, and for that matter has been resolved Hoang Sa.
Meanwhile, Indonesia, as the incumbent chairman of ASEAN, has announced China will approach involves a set of codes of conduct (COC) and would raise the issue of the South China Sea in the East Asia Summit. ASEAN's main responsibility is "pulling" China in this story. And that means that the foreign ministers will play a pioneering role.
But Defence Minister Meeting (ADMM) have no direct responsibility and all that this conference can do is support the diplomatic process is underway.
Joint Statement of ADMM in Jakarta reiterated the commitment of ASEAN countries in implementing a full and effective DOC, and proceed to the adoption of COC. The statement also reaffirmed the freedom of navigation in the South China Sea, according to the principles of international law have been recognized, including the 1982 Convention on the Law of the Sea.
Sangri-La Dialogue stop at the Games a debate forum. However, in the opening speech Prime Minister of Malaysia Dato 'Sri Najib Tun Razak has stated: "I feel optimistic that ASEAN and China would soon agree to a set of codes of conduct binding than alternative to the Declaration on Conduct in the South China Sea. "
Professor, while China seems to be successful in engaging a number of ASEAN countries toward her through the huge aid commitments, Vietnam must do to ensure a united bloc, as well as pulling back the attention of the powers external to theme the South China Sea has become more intense in recent times?
Vietnam has a difficult task is to maintain the unity of ASEAN. There are only seven months longer under the chairmanship of Indonesia to maintain momentum for dialogue with China. Followed by Brunei (2012), Cambodia (2013), Myanmar (2014) and Laos (2015) will turn as ASEAN chairman, and the countries mentioned above have no direct benefit, or have too little benefit , South China Sea.
The most important thing Vietnam needs to do is first of all to maintain that association with the countries with claims in the South China Sea, including the Philippines, Malaysia and Brunei, and Indonesia maintain active lead role in this problem. Vietnam also needs to consult with the other ASEAN countries and the need to convince them consistently. Finally, Vietnam needs to mobilize the major powers to maintain pressure on China to this country must know to refrain from unilateral action.
Also, Vietnam has had to look further than DOC and COC towards the joint exploitation plan, and choose any way to suit their national interests.

Việt Nam có thể sử dụng sự tiếp ứng của không quân khi tàu Trung Quốc tiếp cận tàu thăm dò của Việt Nam. Nhưng phải hết sức tỉnh táo khi quyết định "can thiệp" để tránh bạo động và sự trả đũa của Trung Quốc - Gs Carl Thayer khuyên.
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, ở thời Chiến Quốc,Tào Tháo đã đánh bại đội quân Tây Lương hùng mạnh với dũng tướng "Cẩm" Mã Siêu, bằng kế ly gián viên đại tướng "hữu dũng" này với Hàn Toại - vị huynh đệ kết nghĩa của người cha quá cố của Mã Siêu. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo đã viết một bức thư riêng cho Hàn Toại, trong đó tẩy xoá những từ quan trọng, khiến Mã Siêu nghi ngờ Hàn Toại có ý định hàng Tào, và chú cháu trở giáo đánh nhau...
Ngày nay, cách thông tin kiểu hư hư thực thực, úp úp mở mở, đã khiến cho nội bộ quân Tây Lương lục đục, sức mạnh bị suy yếu, dẫn đến thất bại, dường như đã được hậu duệ của Tào Tháo sử dụng lại trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer về câu chuyện này, cũng như tiền đồ của cách tiếp cận đa phương đối với cuộc tranh chấp này.
Chính xác, minh bạch khi công bố thông tin
Chắc Giáo sư có theo dõi những thông tin đăng tải trên truyền thông Việt Nam trong những ngày vừa rồi, cũng như gặp lại trên đó một số đồng nghiệp Việt Nam của mình. Dường như, hành động quá trớn của Trung Quốc đã khiến cho Việt Nam, bất kể là giới lãnh đạo, giới nghiên cứu, truyền thông, hay dư luận, không thể "nhẫn nhịn" lâu hơn nữa. Thế nhưng, liệu điều đó đã đủ để dư luận quốc tế hiểu rõ thực chất điều gì đang diễn ra ở Biển Đông hay chưa?
Giới lãnh đạo Việt Nam dường như đang ở vị thế khó xử, bởi cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề Biển Đông là thông qua kênh ngoại giao.
Một mặt, lãnh đạo Việt Nam hiểu rằng Đại sứ quán Trung Quốc hẳn sẽ phản đối mạnh mẽ mỗi khi họ đọc được các bài phê phán Trung Quốc trên báo chí Việt Nam. Thế nhưng, mặt khác, nếu chính phủ Việt Nam không cho phép truyền thông Việt Nam đóng vai trò lớn hơn trong việc thông tin về Biển Đông, điều đó khiến cho các loại tin đồn và nhận định của báo chí nước ngoài sẽ định hướng dư luận trong nước.
Gần đây đã có dấu hiệu rằng báo chí trong nước đã vào cuộc nhiều hơn trong câu chuyện liên quan tới Biển Đông. Vietnamnet Bridge (bằng tiếng Anh) đã cho đăng tải một loạt bài viết thú vị xung quanh sự kiện 26.5, trong đó nếu rõ quan điểm của các học giả và cựu quan chức. Chẳng hạn, những bình luận của Thiếu tướng Công an Lê Văn Cương là khá sắc sảo.
Theo tôi, Việt Nam cần xem lại chiến lược thông tin và hiện đại hoá công tác này để có thể đưa những quan điểm của Việt Nam ra trước dư luận quốc tế. Chứ chỉ có các cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao là chưa đủ. Mỗi bộ liên quan phải có một website dễ truy cập và luôn đăng tải thông tin cập nhật. Các tư liệu bằng hình ảnh, kể cả video, cần được phân phát kịp thời. Việt Nam cũng cần phải kịp thời dịch các tư liệu liên quan ra tiếng nước ngoài.
PetroVietnam, chẳng hạn, đã cho phân phát bản báo cáo vắn tắt về sự sự kiện 26.5 dưới dạng Power Point. Theo tôi, bản báo cáo này cần phải được trình bày một cách chuyên nghiệp hơn, và lẽ ra phải được dịch ngay ra tiếng Anh và phân phát với một số lượng lớn.
Việt Nam đã tổ chức được hai cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, và mời được nhiều học giả nước ngoài đến trình bày tham luận cùng với các đồng nghiệp Việt Nam. Những tham luận này lẽ ra phải được đăng tải ngay lên một website mà cả thế giới có thể dễ dàng truy cập được. Cuốn kỷ yếu của cuộc hội thảo lần thứ nhất phải chờ một năm sau mới được xuất bản. Còn cuốn kỷ yếu của hội thảo lần thứ hai vẫn chưa thấy xuất hiện.
Hơn nữa, tham luận của các học giả Việt Nam lại không được dịch ra hai thứ tiếng quan trọng nhất là tiếng Hoa và tiếng Anh.
Trong "cuộc đua về thông tin" Việt Nam không được phép hài lòng với "huy chương bạc", hay vị trí "á hậu".
Hơn nữa, tính chính xác, minh bạch và nhất quán trong việc công bố thông tin cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, trong sự kiện 26.5 lúc đầu thông tin nói rằng đây không phải là lần đầu Trung Quốc quấy nhiễu các tàu thăm dò dầu khí. Nhưng sau đó, lại có thông tin rằng đây là lần đầu. Điều đó khiến cho giới quan sát bị lẫn lộn, và một số người đã suy diễn rằng tại sao lần này Việt Nam lại quyết định đưa chuyện này ra công khai, còn những lần trước thì không.
Ảnh Minh Thăng.
Bình luận về cuộc tuần hành hoà bình thể hiện lòng yêu nước và phản đối hành vi xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của tàu Hải Giám Trung Quốc, như Thông tấn xã Việt Nam đã đưa tin, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã nói với phóng viên BBC rằng "Người dân phải tin rằng Nhà nước sẽ có giải pháp, có đủ trách nhiệm để vừa giữ chủ quyền lãnh thổ, vừa duy trì hòa khí và quan hệ với Trung Quốc."
Với tư cách là một chuyên gia về Biển Đông và Việt Nam, ông có nhận xét gì?
Duy trì sự thống nhất trong nước là vô cùng quan trọng trong chiến lược đối phó với của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cần giải thích những hành động và chính sách của mình cho người dân. Rõ ràng là chính phủ không thể công bố những tư liệu mật liên quan tới kế hoạch ngoại giao. Thế nhưng chính phủ phải vạch ra những nét chính trong chiến lược và chính sách đối ngoại nói chung, và công bố để dư luận biết. Các quan chức chính phủ cũng cần phải phát biểu trước sinh viên đại học và trả lời những câu hỏi của họ.
Việt Nam có tổ chức những cuộc họp nội bộ về Biển Đông, nhưng rất ít thông tin được công bố cho đông đảo người dân được biết.  Đây là những vấn đề rất phức tạp, và nếu chính phủ không giải thích rõ những chính sách của mình cho công chúng, có nguy cơ các loại tin đồn, hay thông tin thất thiệt, sẽ tràn vào Việt Nam.
Cùng lúc đó, Việt Nam phải tổ chức những cuộc gặp cấp cao với lãnh đạo Trung Quốc, và cố đạt được thoả thuận rằng hai bên sẽ kiềm chế để không xảy ra những sự cố có chủ ý như sự kiện tàu Bình Minh 02. Việt Nam cũng có thể lặng lẽ thúc đẩy hợp tác với các cường quốc quan trọng, như Nhật Bản (Lực lượng Phòng vệ Bờ biển) và Ấn Độ, như một tín hiệu với Trung Quốc rằng sự hiếu chiến tiếp tục của họ sẽ chỉ thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá tranh chấp Biển Đông.
Kiểu thông tin lập lờ của Trung Quốc
Khi Giáo sư nói "... có nguy cơ các loại tin đồn, hay thông tin thất thiệt, sẽ tràn vào Việt Nam", có phải ông định ám chỉ về tường thuật của một tờ báo tiếng Anh của Trung Quốc vào ngày 4.6 vừa rồi về cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước Trung Quốc và Việt Nam bên lề Đối thoại Sangri-La 2011.
Tờ này viết: "Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói hôm Thứ Sáu rằng tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) cần phải được giải quyết mà không có sự tham gia của một bên thứ ba nào".
Tờ báo này cũng đã từng đưa tin rằng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đồng ý với cách tiếp cận song phương của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, khi tường thuật cuộc gặp song phương giữa ông và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Cấp cao ASEAN 17.
Hay Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã từng phải giải thích trên báo Quân Đội Nhân Dân rằng quan điểm của ông cũng bị hiểu lầm khi báo chí Trung Quốc đưa tin rằng ông vui mừng trước việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, trong khi thuật ngữ ông dùng là "khả năng quốc phòng".
Anh hiểu đúng ý tôi. Nói như vậy, tôi muốn gián tiếp dẫn chiếu tới các bài tường thuật kiểu đó của báo chí Trung Quốc. Điều quan ngại của tôi là những thông tin lập lờ như vậy sẽ được các nhà báo và học giả khác trích dẫn và chúng sẽ được lặp đi lặp lại trong các bài viết của họ, khiến cho những độc giả Việt Nam hay đọc những bài viết từ nước ngoài trở nên lẫn lộn trong nhận thức.
Ngoài ra, tôi cũng muốn ám chỉ một số blog và mạng của một số người Việt Nam ở nước ngoài, những người thường có thói quen phóng đại, hoặc đưa ra những khẳng định mang tính thất thiệt.


Việt Nam phải giữ vững khối liên kết trong ASEAN
Có những ý kiến cho rằng cách tiếp cận đa phương đối với việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông dường như không còn giữ được cái đà của năm 2010 tại Hà Nội,  nếu xét tới tình trạng "dậm chân tại chỗ" của tiến trình thực hiện Tuyên bố về Nguyên tắc Ứng xử trên Biển Đông (DOC), phần nào đó ở ADMM Jakarta, cũng như không khí của cuộc Đối thoại Sangri-La vừa rồi.
Giáo sư có nghĩ như vậy không, và Giáo sư giải thích điều này thế nào?
Giáo sư Carl Thayer: Có những dấu hiệu rất lẫn lộn đối với việc liệu ASEAN và Trung Quốc có đạt được tiến bộ trong việc phê chuẩn những hướng đi cụ thể để thực hiện DOC hay không. Nguyên nhân chính là do Trung Quốc muốn vấn đề này được giải quyết theo kiểu song phương và chỉ giữa những nước có liên quan trực tiếp.
Khi DOC được phê chuẩn năm 2002, để chiều lòng Trung Quốc, tuyên bố này đã không đề cập rõ ràng tới Trường Sa hay Hoàng Sa. Nói cách khác, phạm vi của DOC còn khá mập mờ. Trung Quốc sẽ không cho phép gắn Hoàng Sa vào bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông do họ đang chiếm giữ quần đảo này, và cho rằng vấn đề Hoàng Sa đã giải quyết xong.
Cùng lúc đó, Indonesia, với tư cách là Chủ tịch đương nhiệm của ASEAN, đã tuyên bố sẽ tiếp cận Trung Quốc liên quan đến một bộ qui tắc ứng xử (COC) và sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại Cấp cao Đông Á. Trách nhiệm chính của ASEAN là "kéo" Trung Quốc vào câu chuyện này. Và điều đó có nghĩa là các ngoại trưởng sẽ đóng vai trò tiên phong.
Còn Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM) không có trách nhiệm trực tiếp và tất cả những gì mà hội nghị này có thể làm là hỗ trợ cho tiến trình ngoại giao đang diễn ra.
Tuyên bố chung của ADMM tại Jakarta đã tái khẳng định cam kết của các quốc gia ASEAN trong việc thực thi đầy đủ và một cách hiệu lực DOC, và tiến tới việc thông qua COC. Tuyên bố này cũng tái khẳng định tự do hàng hải trên Biển Đông, theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận, trong đó có Công ước về Luật Biển 1982.
Đối thoại Sangri-La chỉ dừng lại ở tầm một diễn đàn tranh luận. Tuy nhiên, trong bài diễn văn khai mạc Thủ tướng Malaysia Dato' Sri Najib Tun Razak đã tuyên bố: "Tôi cũng cảm thấy lạc quan rằng ASEAN và Trung Quốc sẽ sớm thoả thuận được một bộ qui tắc ứng xử mang tính ràng buộc hơn để thay thế cho Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông."
Theo Giáo sư, trong khi Trung Quốc dường như đang thành công trong việc lôi kéo một số nước ASEAN về phía mình thông qua những cam kết viện trợ khổng lồ, Việt Nam  cần phải làm gì để đảm bảo được sự đoàn kết nội khối, cũng như kéo lại sự quan tâm của các cường quốc bên ngoài đối với chủ đề Biển Đông đã trở nên căng thẳng hơn trong thời gian gần đây?
Việt Nam có một nhiệm vụ khó khăn là duy trì khối đoàn kết ASEAN. Chỉ còn có 7 tháng nữa thôi dưới vai trò chủ tịch của Indonesia để duy trì xung lực cho việc đối thoại với Trung Quốc. Bởi sau đó là Brunei (2012), Campuchia (2013), Myanmar (2014) và Lào (2015) sẽ lần lượt làm chủ tịch ASEAN, và những quốc gia kể trên không có lợi ích trực tiếp, hoặc có lợi ích quá nhỏ, ở Biển Đông.
Điều quan trọng nhất mà Việt Nam cần làm là trước hết phải giữ vững khối liên kết với những quốc gia có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Malaysia và Brunei, và vận động Indonesia duy trì vai trò dẫn dắt trong vấn đề này. Việt Nam cũng cần tham vấn các quốc gia ASEAN khác và thuyết phục họ cần phải kiên định. Cuối cùng, Việt Nam cần phải vận động các cường quốc chủ chốt duy trì áp lực đối với Trung Quốc để quốc gia này phải biết kiềm chế các hành động đơn phương.
Ngoài ra, Việt Nam cũng phải nhìn xa hơn DOC và COC để hướng tới phương án khai thác chung, và lựa chọn cách thức nào cho phù hợp với lợi ích quốc gia của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét